Liện Hệ: hoaiviet901@gmail.com

Chiều nay (24/05) nhiều khả năng giải jackpot lập kỷ lục mới

Sau kỳ quay 131 không có người trúng thưởng, mức giải thưởng độc đắc xổ số tự chọn đã lên tới 86 tỷ đồng và nhiều khả năng sẽ vượt 105 tỷ trong kỳ quay chiều 24/5.

Kỳ quay 131 tối 21/5 của giải xổ số tự chọn, do tiếp tục không có người trúng thưởng, quỹ giải độc đắc đã lên tới hơn 86 tỷ đồng. Đây là mức giải độc đắc cao nhất từ đầu năm tới nay của loại hình xổ số này. Dự kiến trong kỳ quay chiều nay, 24/5, giải thưởng có thể lên đến hơn 105 tỷ đồng.

Nếu không xảy ra trường hợp nhiều người cùng trúng giải độc đắc, kỷ lục người nhận giải thưởng xổ số lớn nhất trị giá 92 tỷ đồng của gia đình chị Đào ở Trà Vinh sẽ bị xô đổ.

Ông Thái ba chị Đào ở Trà Vinh, người trúng giải độc đắc xổ số tự chọn đầu tiên vẫn là người năm giữ kỷ lục về tiền thưởng trong một giải xổ số tại Việt Nam. 

Sau nhiều tháng đầu năm giải thưởng liên tục không vượt qua được mức 40 tỷ đồng, sức hút của xổ số tự chọn đã có phần suy giảm. Điều này thể hiện qua doanh thu của đơn vị phát hành đang có xu hướng giảm. Theo kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm, doanh thu Vietlott đạt 1.037 tỷ đồng, thấp hơn 29% so với 3 tháng cuối năm 2016.

"Nuôi lợn khó khăn mà vẫn chi 2.400 tỷ nhập thịt thì rất nguy hiểm"

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai với phóng viên Dân Việt/NTNN xung quanh thông tin 4 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã chi 2.400 tỷ đồng (tương đương với gần 110 triệu USD) để nhập khẩu thịt các loại.

Không chỉ người nuôi lợn thường chịu thua lỗ nặng, mô hình nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Hoàng Văn Điền ở huyện Yên Mô (Ninh Bình) cũng đang bị ế cả trăm con, gia đình ông Điền chịu lỗ hàng tỷ đồng.

Cụ thể theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã chi gần 110 triệu USD (khoảng 2.400 tỷ đồng) để nhập các loại thịt lợn, thịt gà và thịt bò từ các thị trường như Mỹ, Pháp, Úc. Trong đó, tổng lượng thịt lợn đã nhập khẩu là 3.027 tấn, kim ngạch đạt gần 5,28 triệu USD. Cùng với thịt, nước ta cũng nhập khẩu khoảng 990 con lợn giống, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và Pháp.


Theo ông Đoán, trước tình hình giá lợn giảm sâu, người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng, Chính phủ đã kêu gọi sự vào cuộc tổng lực của các ban, ngành, các địa phương trong cả nước để giải cứu cho nông dân. Đến nay, cuộc giải cứu phần nào đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, nếu ngành Công Thương vẫn tiếp tục cho nhập khẩu thịt nhiều, đặc biệt là thịt lợn thì sẽ khiến cho nỗ lực giải cứu lợn của Chính phủ trở nên khó khăn hơn, mọi cố gắng của nông dân sẽ tiêu tan.

Ông Đoán nói: “Nhiều người lo ngại rằng, một khi ngành chăn nuôi lợn bị thất bát, người nuôi thua lỗ, phá sản dẫn đến nông dân thất nghiệp nhiều như hiện nay thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là tình hình an ninh trật tự. Bởi thế nên tôi hy vọng, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc giải cứu giúp cho bà con bớt thiệt hại".

Ông Đoán cho rằng, biện pháp đầu tiên là nhà nước phải rà soát lại sản xuất và việc nhập khẩu thịt để cân đối cho hợp lý. "Hiện nay đàn lợn trong nước đang dư thừa, ế ẩm nghiêm trọng mà vẫn cho nhập khẩu nhiều thì sẽ rất nguy hiểm” – ông Đoán khẳng định.

Do giá lợn giảm sâu, nhiều chủ trang trại lợn ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) phải cắt cám công nghiệp chuyển sang cho lợn ăn bằng cám rau để cầm cự.

Cũng theo Tổng cục Hải Quan, tổng số gia cầm giống nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 711.160 con, kim ngạch nhập khẩu đạt trên 3,04 triệu USD, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Pháp, Mỹ và Úc; tổng lượng thịt gà được nhập khẩu vào Việt Nam là 25.153 tấn, kim ngạch đạt gần 22,07 triệu USD.

Đáng chú ý, thịt trâu, bò là mặt hàng được nhập khẩu về nhiều nhất. Chỉ trong vòng 4 tháng Việt Nam đã nhập 78.447 con trâu, bò sống, kim ngạch nhập khẩu gần 80,22 triệu USD.

Đầu tháng 5.2017 vừa qua, khi chia sẻ với phóng viên NTNN về thông tin Việt Nam phải nhập khẩu nhiều trâu, bò, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho hay: “Hiện nay nguồn cung thịt trâu, bò cho thị trường trong nước vẫn rất thiếu, bà con nuôi ra vẫn chưa đủ ăn, đủ bán nên Việt Nam hàng năm phải nhập số lượng khá lớn bò hơi từ một số nước trên thế giới mới đủ dùng. Theo tính toán của chúng tôi, tổng số thịt bò có xương quy đổi mà Việt Nam nhập về năm 2016 là khoảng 45.000 tấn cộng với sản lượng thịt sản xuất ở trong nước khi quy đổi ra thì thấy rằng nguồn cung thịt bò trong nước mới đạt khoảng 78%, còn lại vẫn phải trông đợi vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài”.

Chuyện thật như đùa: Lợn đeo vòng nhưng lại không dò được xuất xứ

Đã xuất hiện tình trạng dán tem truy xuất nguồn gốc cho thịt lợn, nhưng các thông tin cần thiết về nguồn gốc, xuất xứ… lại không được cập nhật vào hệ thống.

Sau một thời gian triển khai thí điểm, đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn tại TP.HCM đã thu hút hơn 1.130 cơ sở chăn nuôi tại 8 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đăng ký tham gia. Hiện có 123 cơ sở đã thực hiện đeo vòng truy xuất nguồn gốc lợn, chiếm 11% số cơ sở chăn nuôi đã đăng ký tham gia đề án.

Lợn đeo vòng nhưng lại không dò được xuất xứ (Ảnh minh họa: IT)

Hậu giải cứu heo, thảm hoạ tiếp theo là cá?

Những nông dân ở Chợ Gạo, Tiền Giang, nơi từng nở rộ những trang trại chăn nuôi heo, gà có tiếng, nói rằng ngay khi người ta tổ chức hội nghị bàn cách giải cứu con heo thì bữa ăn hội nghị chỉ thấy tôm, mực, thịt bò... Bây giờ tiệc dưới quê, giá heo còn 2,5 triệu đồng một tạ, nếu nấu món gì có thịt heo sợ mang tiếng đãi khách quá bèo.


Từ con heo, thảm hoạ này sẽ tràn tới con gì? Ở “đuôi” Cồn Sơn, TP Cần Thơ, ông Bảy Bon kết một dãy 17 bè nuôi cá, nghĩ tới tình huống xấu nhất và bắt đầu chuyển hướng. Ông Bảy Bon nói khi làm xong bè số 17 cũng là lúc cá điêu hồng qua thời cực thịnh. Cuộc cạnh tranh gay gắt hơn khi La Ngà (Đồng Nai), Hồng Ngự (Đồng Tháp) và Tiền Giang không chỉ nuôi cá mà còn cho đẻ nhân tạo, ươm bán cá giống… phong trào càng rầm rộ chừng nào thì lợi nhuận teo tóp chừng nấy.

Dãy nhà bè cá của Bảy Bon trên sông Hậu – Ảnh: ĐT

Cơ hội xuất khẩu hàng nghìn tấn thịt lợn sang Hàn Quốc

Xuất khẩu thịt lợn qua đường tiểu ngạch có thể gặp khó khăn nhưng nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tại các thị trường ngoài Việt Nam vẫn là rất lớn. Một số doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc đang tìm đến Việt Nam qua con đường chính ngạch với những đơn hàng nghìn tấn bao tiêu cả năm thông qua các công ty chuyên tư vấn xuất khẩu.


Chia sẻ về những đơn hàng này, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VIETGO – chuyên tư vấn xuất nhập khẩu cho các DN Việt Nam cho biết: “Đơn hàng thịt lợn này của một đối tác Hàn Quốc đã từng giao dịch nhiều lần, nhưng lần này họ không mua trực tiếp mà chỉ đóng vai trò là nhà buôn thương mại. Đơn hàng này rất gấp nên thời gian hoàn thành đơn chỉ khoảng 1 tuần – 1 tháng là phải chốt xong”.

Ý định thư của đối tác thể hiện sự nghiêm túc.

Về yêu cầu của đơn hàng, ông Việt chia sẻ: “Doanh nghiệp Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập 500 tấn thịt ba chỉ/tháng, 1.350 tấn chân trước/tháng và 1.350 tấn chân sau/tháng trong vòng một năm. Chi tiết sản phẩm, thịt bụng cần đạt trọng lượng từ 4.7 - 5.2 kg/miếng với độ dày tối thiểu 4cm, kích cỡ 25 x 46 cm. Sản phẩm được đóng gói theo quy chuẩn 4 miếng thịt ba chỉ/thùng carton (có lớp ngăn cách). Ngoài ra, sản phẩm cần có chứng chỉ SGS (hoặc chứng chỉ khác tương đương)”.

Cập nhật giá lợn 12.5: "Đau tim" vì giá lợn vừa tăng đã giảm

Hiện nay, giá lợn hơi đã giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Mấy ngày qua, giá lợn hơi có xu hướng nhích lên, tuy nhiên người chăn nuôi chăn nuôi chưa kịp vui mừng thì giá lợn hơi ở miền Bắc lại quay đầu giảm với giá dao động từ 21.000 – 24.000 đồng/kg hơi.

Sáng nay, ngày 12.5, anh Lã Văn Hiệp ở xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, Ninh Bình vừa mới bán 50 con lợn siêu nạc, biểu 100 kg hơi/con với giá 23.500 đồng/kg hơi. Theo anh Hiệp, hiện tại giá lợn hơi đang giảm khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg so với mấy ngày trước.

Chị Trịnh Thị Mý hộ chăn nuôi lợn tại Quế Võ, Bắc Ninh cho biết, tại đây giá lợn đang giảm xuống còn 22.000 đồng/kg/hơi. Trong khi đó, cách đây 3 ngày, giá lợn tại Quế Võ đã lên được 24.000 đồng/kg hơi. 

'Chỉ khoảng 4-5 tháng nữa, thịt lợn sẽ khan hiếm'

Nếu vì lợn rớt giá, người chăn nuôi không tiếp tục chăn nuôi, không tái đàn thì chỉ khoảng 4-5 tháng nữa, thịt lợn sẽ khan hiếm, giá lại đội lên cao, nông dân sẽ lại ồ ạt tái đàn và lại tiếp tục rơi vào bế tắc như hiện nay.

Ảnh minh họa

Đây là quan điểm chỉ đạo của ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hài Dương trong Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi diễn ra ngày 5/5 vừa qua.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 4.2017, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh ước đạt 609.296 con, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2016, giảm 7,1% so với tháng 12.2016. Trong đó, đàn lợn nái ước đạt 79.920 con, tăng 4,4% so với cùng kỳ, giảm 2,7% so với tháng 12.2016; lợn thịt ước 528.590 con, tăng 2,9% so với cùng kỳ và giảm 8,9% so với tháng 12.2016, sản lượng thịt hơi ước đạt 34.147 tấn. Toàn tỉnh còn tồn đọng 100.000 con lợn thịt, trọng lượng trên 1 tạ/con. Hiện tại, giá bán thịt lợn hơi đang dao động từ 15.000-23.000 đồng/kg.

Giữa tâm bão giá thấp, thịt lợn hữu cơ vẫn 200.000 đồng/kg

Dù có giá cao gấp 2 – 3 lần thịt lợn thông thường nhưng thịt lợn hữu cơ do HTX Trường Thành sản xuất vẫn bán chạy như tôm tươi.

Trang trại lợn hữu cơ của HTX Trường Thành có diện tích hơn 3 ha, nằm trên cánh đồng Danh Thượng 2, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và tách biệt hẳn với khu dân cư. Tháng 2.2017, trang trại này đã được Tổ chức chứng nhận NHO chứng nhận sản phẩm thịt lợn đạt tiêu chuẩn hữu cơ cơ Việt Nam.

Tuy giá cao gấp 2 – 3 lần so với thịt lợn thông thường nhưng thịt lợn hữu cơ do HTX sản xuất vẫn bán đắt hàng. Ảnh FB Thịt lợn sạch Trường Thành

Ông Tô Hiến Thành - Chủ nhiệm HTX Trường Thành cho biết: “Lợn hữu cơ của HTX được thực hiện theo quy trình khép kín từ khâu con giống, thức ăn đến chế biến, giết mổ và tiêu thụ. Thịt lợn thành phẩm được đóng gói hút chân không với bao bì sạch sẽ và có dán tem nhãn, thuận tiện cho khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng. Đặc biệt, tại điểm giao dịch, chúng tôi có sử dụng thiết bị đo mức độ an toàn của thực phẩm để khách hàng kiểm tra trực tiếp”.

Thịt lợn thành phẩm được đóng gói hút chân không với bao bì sạch sẽ và có dán tem nhãn, thuận tiện cho khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng. 

Tại chợ đầu mối Hóc Môn: Heo mảnh chỉ còn 12.000 đồng/kg, tiểu thương hoang mang

Cuối phiên giao dịch ngày 7.5, giá heo mảnh tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) xuống mức 12.000đồng/kg vẫn còn bị trung gian bán lẻ thách giá. Tiểu thương đưa mắt nhìn nhau hoang mang trong khu chợ sỉ.

Phiên giao dịch tại chợ Hóc Môn bắt đầu từ 1 giờ sáng. Đầu ngày 7.5, giá heo mảnh giao động ở mức 34.000 – 35.000 đồng/kg. Lượng heo đổ về càng lúc càng nhiều, giá giảm dần đến mức 25.000 – 28.000 đồng/kg vào giữa phiên, khoảng 3 giờ sáng.

Đến cuối phiên chợ, chỉ còn lác đác các tiểu thương bán lẻ mua heo mảnh về pha lóc để bán lẻ. Ảnh Nguyên Vỹ

Giải cứu giá lợn: Bộ Tài chính sẽ xử lý nghiêm doanh nghiệp trục lợi

Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá sẽ bị xử lý nghiêm và thu nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính. Đồng thời, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Giá lợn đang xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi tới Sở tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi nhằm hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong giai đoạn giá thịt lợn xuống thấp kỷ lục.

Cụ thể, trước diễn biến tình hình của thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn liên tục giảm mạnh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 597/TTg-NN ngày 28/4/2017 về một số giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi nhằm tháo gỡ những khó khăn cho ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn, giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn, ổn định phát triển và bình ổn thị trường. Ngày 4.5, Bộ Tài chính đã gửi công văn đề nghị các doanh nghiệp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá khi xây dựng phương án giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; rà soát, tính toán và có các giải pháp công nghệ, quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giá bán; không tăng giá bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.

Chen nhau mua thịt giá rẻ 'giải cứu' heo ở Đồng Nai

Lực lượng chức năng Đồng Nai tổ chức xẻ thịt bán cho người tiêu dùng với giá rẻ hơn thị trường 30-40% để hỗ trợ người chăn nuôi. Ở các điểm bán, người mua tụ tập đông nghẹt.

Ngày 3/5, Sở Công Thương Đồng Nai phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội chăn nuôi tỉnh này tiếp tục tổ chức “giải cứu” heo giúp nông dân bằng hình thức xẻ thịt bán lẻ cho khách hàng. Đây là ngày thứ 4 của “chiến dịch” và được người dân nhiệt tình ủng hộ.

Thịt heo được chuyển đến điểm bán ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) vào sáng 3/5. Ảnh: Ngọc An.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, giá heo hơi mà thương lái mua tại trại hiện chỉ từ 18.000-24.000 đồng/kg. Hiệp hội và các sở ngành của tỉnh mua heo hơi với giá 30.000 đồng/kg rồi xẻ thịt, bán cho người tiêu dùng với giá thấp hơn thị trường từ 30-40%.

Thị trường thịt 18 tỷ USD, sao để nông dân nuôi heo kêu cứu?

Trong kế hoạch phát triển của mình, Chủ tịch Masan giải thích với cổ đông chuyện đầu tư ngành thịt bằng con số ấn tượng: Thị trường này quy mô 18 tỷ USD, DN không thể chậm chân.

Nhưng một nghịch lý đang diễn ra với thị trường có nhu cầu tiêu dùng ở quy mô 18 tỷ USD này là người chăn nuôi liên tục kêu cứu, khóc ròng vì giá xuống đáy, trong khi người sử dụng cuối cùng thì phải trả mức giá cao gấp nhiều lần.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nói rằng giá heo hơi từ trại hiện có 15.000 đồng/kg nhưng khi đến tay người tiêu dùng, giá thịt ở mức 80.000 – 100.000 đồng/kg tùy loại. Nguyên nhân là heo từ trại đến thịt ra chợ phải qua đến 4 lần trung gian.

Heo từ trang trại đến thịt ra chợ qua nhiều khâu trung gian với chi phí lớn đẩy giá bán lẻ đến người tiêu dùng đội thêm 3-4 lần giá trị thật. Ảnh: H. Linh.

Tuy nhiên, chi phí trung gian đẩy giá trị thật của thịt heo lên gấp nhiều lần không phải là nguyên nhân chính đẩy người chăn nuôi vào cảnh khó khăn, thua lỗ và “phong trào giải cứu” heo tồn hiện nay.

Giá lợn 16.000 đồng/kg: Những tiếng cầu cứu tuyệt vọng từ nông dân

Vào đúng dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt chính thức phát động Chương trình truyền thông “Kết nối giải cứu người chăn nuôi”. Suốt 3 ngày qua, những người “làm nhiệm vụ” kết nối ở Báo NTNN/Dân Việt đã nhận được cả gần nghìn cuộc điện thoại đổ về. Tất cả đều có một mong muốn: Tìm được người mua lợn để chấm dứt cơn “ác mộng” về chăn nuôi mà họ đang phải trải qua.


“A-lô, số điện thoại đường dây nóng của Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phải không ạ?. Các anh, chị ơi xem có cách nào cứu gia đình tôi với, nhà tôi còn hơn 300 con lợn nặng cả hơn tạ đến giờ không có ai đến hỏi mua”, đó là một trong những tiếng cầu cứu của người chăn nuôi “dội” về Báo NTNN/Dân Việt. Liên tục, trong 3 ngày qua, số điện thoại đường dây nóng “Kết nối giải cứu người chăn nuôi” 0985.523.229 luôn trong tình trạng “cháy máy” vì những cuộc gọi với những câu hỏi như vậy. 

Hộ ít, hộ nhiều đều có số lượng đàn lợn từ 100, 200, 300 con thậm chí cả nghìn con đang cần bán. Những tiếng nói thất thanh như: Nhà báo ơi, cứu tôi với, tôi cần bán lợn gấp hay đôi khi chúng tôi gặp cả những tiếng nấc nghẹn qua điện thoại, đến độ những người cầm máy phải động viên các bác nông dân bình tĩnh đọc thông tin để Báo tiếp nhận và gửi đến các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu chung tay, góp sức giải cứu đàn lợn cho bà con nông dân hiện nay.

Một nông dân ở Văn Giang, Hưng Yên thẫn thờ bên đàn lợn không có người mua của mình. Ảnh: Trần Quang

“Hiện gia trại chúng tôi nói riêng và khu vựa lân cận nói chung đang gặp khó về đầu ra cho đàn lợn. Chúng tôi gửi thông tin tới Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt để mong Báo đăng tải và kết nối tới các doanh nghiệp, siêu thị, điểm bán lẻ, cá nhân... đang có nhu cầu mua thịt lợn trên toàn quốc mong có thể giải cứu giúp những người nông dân chúng tôi. Chân thành cảm ơn quý Báo và các doanh nghiệp Mạnh Thường Quân”.

Trên đây là lời “cầu khẩn” của ông, bà Phạm Quốc Hùng và Hà Thị Vân Anh ở xã Trị Quân, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (số ĐT: 0988 941 945) khi gửi thông tin tới Báo NTNN/Dân Việt để mong bán được lợn. Ông, bà Hùng- Vân Anh hiện đang có 150 con lợn áp siêu nuôi đã được 5,5 tháng nặng 110-130kg đến kỳ xuất chuồng cả tháng nay nhưng không thấy có thương lái mua. Vì thế, ông , bà chỉ dè dặt dám “ra giá” với mức 25.000 đồng/kg (bán buôn) và 28.000 đồng/kg (bán lẻ). Mức giá mà theo ông, bà mỗi con xác định lỗ 1,5-1,6 triệu đồng nhưng cũng không còn cách nào khác vì nếu càng nuôi càng lỗ do phải chi phí nhiều vào tiền thức ăn, thuốc thú y.

Đây là sự thực: Người Trung Quốc ăn 144.000 tấn thịt lợn mỗi ngày

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), người Trung Quốc tiêu thụ gần 144.000 tấn thịt heo mỗi ngày, tương đương khoảng 53 triệu tấn một năm.


Theo FAO và Tổ chức nghiên cứu Pork checkoff, Trung Quốc là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới hiện nay. Sản lượng thịt của nước này năm 2014 đạt 56,7 triệu tấn, năm 2015 giảm nhẹ xuống còn 54,87 triệu tấn và năm 2016 là 53,5 triệu tấn.

Trung Quốc bắt đầu mua lợn trở lại, giá lợn miền Bắc tăng 3.000đ/kg

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tính đến ngày 30.4, giá lợn tại một số tỉnh, thành ở miền Bắc đã bắt đầu tăng trở lại, đặc biệt đội ngũ thương lái bắt đầu đổ xô đi mua khiến người nuôi lợn thêm vui hơn. Đặc biệt, tại một số nơi, người nuôi lợn cho biết, đã "đóng lợn" để chuyển đi xuất sang Trung Quốc, giá lợn vì thế đã tăng trở lại từ 1.000 đến trên dưới 3.000 đồng/kg.

Ông Hoàng Văn Điền đổ cám cho đàn lợn ăn tại trang trại của gia đình ở huyện Yên Mô (Ninh Bình).

Là một trong những trang trại nuôi lợn quy mô lớn nhất, nhì ở Thủ đô, hiện trang trại của ông Hoàng Trọng Long ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang nuôi trên dưới 4.000 con. Trò chuyện với chúng tôi, ông Long cho hay: “So với thời điểm những ngày giữa tháng 4 quay về trước,trong 2, 3 ngày trở lại đây giá lợn đã tăng khoảng 1.000 đồng đến trên dưới 3.000 đồng/kg. Đáng nói hơn là cánh thương lái đã bắt đầu tìm đi mua đông hơn nên lợn của tôi và bà con dễ bán hơn trước”.

Cách đây mấy ngày trang trại của ông Long buộc phải "cắt lỗ" khi xuất chuồng hơn 500 con với giá 18.500 đồng/kg, mức giá này chỉ bằng 60% giá thành sản xuất, nhưng ông buộc phải bán, nếu không để quá lứa thêm chi phí thức ăn sẽ còn lỗ hơn.

Ông Nguyễn Trọng Long kiểm tra sức khỏe đàn lợn giống tại trang trại của gia đình ở huyện Thanh Oai (Hà Nội).

Giá nông sản hôm nay 1.5: Trung Quốc sẽ mua 2,3 triệu tấn thịt lợn

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), người Trung Quốc tiêu thụ gần 144.000 tấn thịt lợn mỗi ngày, tương đương khoảng 53 triệu tấn/năm. Trước nhu cầu sử dụng thịt lợn này, năm 2017 Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn thịt lợn từ nhiều nước.

Tại thị trường Chicago, Mỹ, giá lợn hơi giao kỳ hạn tháng 5/2017 nhìn chung đã giảm nhẹ so với tuần trước do nguồn cung dồi dào, giá bán buôn thịt lợn giảm. Chốt phiên giao dịch ngày 26.4, giá lợn hơi đạt 64,675 Uscent/lb, giảm 3,05 Uscent/lb so với mức giá đạt được vào cuối phiên giao dịch đầu tuần trước (ngày 17.4). 

Sản lượng thịt lợn toàn cầu tăng mạnh, trong đó có Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu thịt lợn toàn cầu sẽ tăng 5% trong năm 2017. Chi phí thức ăn chăn nuôi giảm, không chỉ tại Mỹ mà còn ở các nước khác trên thế giới, sẽ thúc đẩy nguồn cung thịt lợn tại các nước sản xuất chính cũng như luồng thịt lợn vào các thị trường có nhu cầu đang tăng như Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi nhu cầu tại Trung Quốc đang tăng, Mỹ có thể vẫn không tận dụng hết cơ hội bởi vấn đề sử dụng các chất kích thích tăng trưởng như ractopamine. 

Chúng tôi vẫn mua lợn của người nông dân với giá 35.000 đồng/kg

Ông Nhữ Đình Tú - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lebio cho hay: Chúng tôi đang thu mua cho người chăn nuôi là 35.000đ/kg lợn hơi, người nông dân có lãi khoảng 500.000đồng/con.

Theo ông Nhữ Đình Tú, giá lợn giảm sâu nguyên nhân chính là do cung vượt quá cầu, đây là hậu quả của kiểu chăn nuôi tự phát và cơ hội. Nhiều năm qua lợn của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung quốc bằng đường tiểu ngạch, do Trung không nhập lợn nên nhu cầu trong nước bị dư thừa quá nhiều có thể kéo dài hết năm 2017. 

"Vấn đề chính đặt ra là tại sao Trung quốc không nhập lợn của Việt Nam theo quan điểm của cá nhân tôi thì vấn đề lạm các chất cấm trong chăn nuôi là nguyên nhân chính không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cho nên phía Trung quốc họ cũng quan ngại về chất lượng đàn lợn của ta" - ông Tú nhận định.

Ông Nhữ Đình Tú

Theo ông Tú, nhận định được hệ lụy của hình thức chăn nuôi theo kiểu tự phát, chúng tôi đã thành lập chuỗi liên kết chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng công nghệ khoa học nhằm giảm giá thành đầu vào nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định giá cả thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu là là sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược.

Nhà nước cần tổ chức mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn lợn để cấp đông

Chưa khi nào, giá thịt lợn hơi lại giảm giá chóng mặt như thời điểm này, tại nhiều nơi, giá thịt đã xuống thấp dưới mức 25.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi giảm còn 15.000-16.000 đồng/kg, quy ra một con lợn 100kg chỉ có giá 1,5 triệu đồng.

Đã có nhiều tiếng nói lên tiếng phân tích về nguyên nhân của giá lợn giảm, trong đó vấn đề mấu chốt chính là: Cung đã vượt quá cầu, trong khi đầu ra cho xuất khẩu không có. Không giống như các mặt hàng nông sản (lúa gạo, cà phê…), việc tạm trữ có thể được thực hiện dễ dàng hơn. Việc tạm trữ lợn có khó khăn hơn, nhưng không phải không thực hiện được.

Do đó, trong khi đợi các giải pháp mang tính trung và dài hạn phát huy tác dụng, ngay trong lúc này nhà nước nên áp dụng ngay chính sách: Thu mua tạm trữ đồng loạt 1 triệu tấn thịt lợn hơi.

Giết, mổ lợn cấp đông là giải pháp khả dĩ nhất hiện nay để cứu giá lợn.

Giải pháp thứ nhất: Cụ thể, nhà nước cần chi ngân sách ra để cho các công ty có khả năng dự trữ đồng loạt thu mua khẩn cấp số lợn đã đến kỳ xuất chuồng và lợn quá lứa với mức sàn thu mua có thể áp dụng là: 25.000 đồng/kg. Như vậy, nhà nước sẽ cần ít nhất 2.500 tỷ đồng để thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lợn hơi. Đồng thời, nhà nước cũng chi ít nhất 5.000 đồng/kg để cho các doanh nghiệp tổ chức giết mổ, vận chuyển, tạm trữ, cộng lại là 3.000 tỷ đồng.

SỐC NẶNG: Giá lợn 10.000 đồng/kg, Hà Nội sẽ tiêu diệt bớt lợn nái

“Sáng nay (27.4), tôi đi khảo sát một loạt chợ tại Hà Nội và giật mình khi được biết, giá thịt lợn hơi chỉ còn 10.000 -12.000 đồng/kg, một số trang trại đã bán lợn với giá đó để cắt lỗ. Với giá này, thịt lợn của chúng ta còn rẻ hơn giá lợn thải loại của thế giới”.

Ông Tạ Văn Tường – Giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết tại Hội nghị triển khai các giải pháp ổn định chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội tổ chức sáng nay (27.4).

Hội nghị diễn ra trong không khí hết sức căng thẳng.

Ông Tường cho hay: “Giá lợn xuống thấp quá nhiều khiến các trang trại thay vì đưa lợn ra lò mổ để giết thịt, họ đã tự giết mổ ngay tại trang trại để giảm chi phí. Người nuôi giờ không quan tâm đến lợn nữa, lợn con chạy lung tung ra ngoài đường cũng mặc kệ, ai lấy thì lấy. Hôm qua tôi đi thăm các trạng trại nuôi lợn, nhiều trang trại nuôi đã phải cắm hết sổ đỏ để duy trì nuôi lợn mà lợn vẫn chưa bán được, tình hình đang rất khó khăn cho người nuôi”.

Giá lợn còn 15.000 đồng/kg: Dân khóc bỏ đói lợn, cả xã như có tang

Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Dân Việt cho thấy, hiện ở nhiều vùng nuôi lợn, giá xuống chỉ còn 16.000-17.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn không thể bán được; hết đường người dân đành bỏ đói lợn, cho ăn cầm hơi, vì họ không dám mua thêm cám cho ăn.

Bị thương lái bỏ mặc, nông dân bắt lợn uống nước lã, ăn cám rau cầm hơi.

Làm nghề chăn nuôi đã cả chục năm nay, chưa bao giờ ông Nguyễn Minh Giám ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) lại rơi vào tình cảm thê thảm như năm nay.Cả đàn lợn nhà ông Giám đang "tuổi ăn- tuổi lớn", sắp đến kỳ xuất chuồng, mà không có thương lái nào đến hỏi mua. “Giá lợn giảm sâu chưa từng có, đã thế người mua cũng không có, gia đình tôi suốt ruột quá thường xuyên gọi điện chào hàng mà lái nào cũng từ chối, nhiều người còn tránh mặt” – ông Giám ngậm ngùi nói.


Trong 2 ngày ngày 25 và 26.4, theo khảo sát của phóng viên Dân Việt tại các vùng chăn nuôi lợn lớn của Hà Nội như Hoài Đức, Đông Anh, Ứng Hòa… nhiều nơi giá lợn hơi đã giảm xuống dưới 20.000 đồng/kg, thậm chí ở Hoài Đức giá lợn đã xuống tới 15.000 đồng đến 16.000 đồng/kg..